Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...
Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...
Theo Sci-News, một nghiên cứu từ Đại học Cornell và Đại học Minnesota (Mỹ) chỉ ra một dạng sự sống ngoài hành tinh có thể rất phổ biến, là một nhóm vi sinh vật cũng tồn tại cả ở Trái Đất: Vi khuẩn màu tím.
Thay vì màu xanh lá cây, nhiều vi khuẩn trên Trái Đất chứa các sắc tố màu tím và thế giới màu tím mà chúng chiếm ưu thế sẽ tạo ra một tín hiệu đặc biệt có thể được phát hiện thông qua quang phổ.
Và nếu một nhóm người ngoài hành tinh sở hữu các kính viễn vọng có sức mạnh ngang ngửa người Trái Đất, họ có thể xác định tín hiệu sự sống đó.
Điều này có nghĩa nếu chúng ta muốn tìm ra một hành tinh có sự sống trong số 5.500 ngoại hành tinh - tức các hành tinh thuộc hệ sao khác - mà các kính viễn vọng đã xác định, chúng ta sẽ cần tìm dấu hiệu của các vi khuẩn màu tím trong quang phổ của chúng.
TS Lígia Fonseca Coelho từ Viện Carl Sagan thuộc Đại học Cornell, cho biết: “Vi khuẩn màu tím có thể phát triển mạnh trong nhiều điều kiện khác nhau, khiến nó trở thành một trong những ứng cử viên chính cho sự sống, có thể thống trị nhiều thế giới khác nhau”.
Còn theo TS Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan, húng ta cần tạo cơ sở dữ liệu về các dấu hiệu của sự sống tiềm năng để đảm bảo các kính thiên văn không bỏ lỡ chúng, đặc biệt là các dạng sống có đôi chút khác biệt so với những gì chúng ta vẫn thấy trên địa cầu.
Để xác định loại sự sống có tiềm năng cao nhất đang ngự trị ở các ngoại hành tinh, các tác giả đã thu thập và nuôi cấy các mẫu của hơn 20 loại vi khuẩn lưu huỳnh màu tím, không chứa lưu huỳnh màu tím có thể tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau.
Chúng được lấy từ các vùng nước nông, bờ biển và đầm lầy cho đến các miệng phun thủy nhiệt dưới biển sâu.
Những gì được gọi chung là vi khuẩn màu tím thực sự có nhiều màu sắc bao gồm vàng, cam, nâu và đỏ, do sự kết hợp giữa màu tím và các sắc tố khác.
Các vi khuẩn tím này phát triển mạnh nhờ ánh sáng đỏ hoặc hồng ngoại năng lượng thấp bằng cách sử dụng hệ thống quang hợp đơn giản hơn là nhờ diệp lục như lam khuẩn và đa số thực vật trên Trái Đất.
Các vi khuẩn màu tím này có thể đã tràn ngập Trái Đất sơ khai trước khi sinh vật tiến hóa để quang hợp theo cách ngày nay.
Và chúng đặc biệt phù hợp với ánh sáng đỏ huyền hoặc của các sao lùn đỏ, là dạng sao phổ biến nhất trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) chứa Trái Đất.
Ngoài ra, các mô phỏng dựa trên chính lịch sử Trái Đất cho thấy chúng đã tồn tại mạnh mẽ xuyên qua các thời kỳ hành tinh chúng ta là thế giới đại dương, là quả cầu băng hà và ngay cả trong kịch bản giả thuyết là địa cầu quay quanh một ngôi sao lạnh hơn.
Điều đó cho thấy các sinh vật ngoài hành tinh màu tím này có rất nhiều cơ hội sinh sôi trên 5.500 hành tinh nhân loại đã được biết.
Phân tích thú vị này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.