Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...
Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...
Nhà văn Trần Quốc Huấn sinh năm 1952 tại Nam Định, còn được biết tới là biên kịch - đạo diễn phim truyện: “Phần đời không muốn nhớ”, “Người lính kèn về làng”... Anh đột ngột ra đi vào năm 2014 bởi căn bệnh ung thư phổi ác nghiệt, để lại tiếc nuối cho nhiều người.
Viết rất ít nhưng cái tên Trần Quốc Huấn lại tạo dấu ấn đặc biệt ngay từ đầu bởi chùm tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1987. Ba truyện ngắn “Bên ấy trước có người ở”, “Người đi đêm không sợ ma”, “Vùng biển thẳm” đã tạo thành điểm nhấn, giống như một phát hiện mới mẻ và nhận được nhiều kỳ vọng từ ban giám khảo của cuộc thi.
Tác phẩm của Trần Quốc Huấn đa phần về người lính hay đúng hơn là về những thân phận nằm trong vòng xoáy dư âm của cuộc chiến. Hình ảnh nổi bật nhất mà mọi người biết tới đó là một người lính trở về trong ba-lô có một cây kèn (“Người lính kèn về làng”) hay một người đàn ông tên là Thịnh một lòng xin ra chiến trường dù “bị hỏng mắt bên phải, tức là mắt ngắm bắn” (“Mùa trái rụng nhiều”)...
Nhà văn Bảo Ninh nhận định: “Sự nổi trội của giải nhất Tạp chí Văn nghệ Quân đội dành cho Trần Quốc Huấn không chỉ ở chỗ tên tác giả hoàn toàn mới mà còn vì những truyện ngắn với phong cách rất khác biệt trong xu hướng văn xuôi thời bấy giờ. Về chiến tranh nhưng không hề trực chiến, về người lính nhưng tất cả đều là lính đã về vườn, phố đã về làng…”.
Cuốn sách nhỏ 220 trang nhưng ám ảnh và đầy sức nặng với những thân phận người lính có lẽ đã gói trọn được những gì mà Trần Quốc Huấn muốn gửi gắm, muốn để lại, cuốn sách duy nhất của tác giả đã xây dựng nên một chân dung văn học rất đặc biệt, cho dù hòa bình đã tròn 40 năm nhưng từng dòng, từng chữ vẫn tạo ra ngân rung, đồng vọng.